Hàng trăm người dân theo dõi trục vớt “xác” cầu Ghềnh
Do địa chất nhiều đá tảng, dòng nước chảy mạnh nên việc cố định các sà lan chở máy cẩu “khủng” phải thực hiện một cách khó khăn.
Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại hiện trường, trong buổi sáng 27-3, đơn vị thi công chủ yếu thực hiện di chuyển và cố định sà lan 3.600 tấn chở máy cẩu 500 tấn đến khu vực các nhịp cầu gãy bị chìm.
Máy cẩu “khủng” tiếp cận cố định khu vực nhịp cầu bị chìm
Riêng đội ngũ người nhái tiêp tục triển khai khoan cắt các phần sắt ray còn vướng ở mực nước và phần trên cầu.
Trong khi đó, tại khoang thông thuyền số 4 phía bên bờ thuộc phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, tàu bè, sà lan vẫn được điều tiết lưu thông dưới sự hướng dẫn của lực lượng chức năng.
Việc cố định à lan khó khăn do địa chất cứng, nước chảy mạnh
Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1), chỉ huy trưởng đơn vị phụ trách trục vớt Cầu Ghềnh, cho biết trong ngày 28-3, đã có thể câu móc trực tiếp các nhịp cầu chìm cũng như đầu kéo sà lan bị chìm để máy cẩu nâng lên và cho sà lan kéo di chuyển về vị trí tập kết.
các cọc nhồi được đóng âu xuống lòng ông
Công việc trục vớt diễn ra, hai bên bờ, nhiều người dân sinh sống nhiều đời ở khu vực cầu Ghềnh đứng xem cảnh trục vớt buồn bã nhắc đến những kỷ niệm nhiều năm gắn bó với cầu Ghềnh.
Nhiều người dân Biên Hòa tập trung bên bờ xem việc trục vớt
Một cụ ông cho biết hôm xảy ra sự cố sập cầu, ông đang đi du lịch ở Pháp. Chỉ vài chục phút sau khi xảy ra sự cố, ông đọc báo và biết được “tin dữ”. “Một số người ngoại quốc biết được tầm quan trọng của sự cố, còn lịch sự đến chia buồn với tôi”- cụ ông nói.
Tin-ảnh: X.Hoàng
Leave a Comment