“Trả đầu người” trong vụ thảm sát 18 phu vàng rúng động - Dịch Vụ SEO

“Trả đầu người” trong vụ thảm sát 18 phu vàng rúng động

Trong lịch sử phá án của công an tỉnh Quảng Nam, vụ thảm sát 18 phu vàng năm 1986 tại thôn Vinh, xã Tà Bhing (huyện Giằng, nay là huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) là vụ án để lại nhiều ám ảnh nhất đối với cán bộ điều tra. Để bạn đọc được tiếp cận những thông tin chính xác nhất, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Hữu Dũng (SN 1957, ngụ thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tinh Quảng Nam) – nguyên quyền đội trưởng Đội trọng án, phòng Cảnh sát hình sự Công an Quảng Nam- Đà Nẵng (cũ) – để được nghe câu chuyện từ người trực tiếp thụ lý vụ án kinh điển này.

Địa điểm xảy ra vụ “hành quyết” 18 “phu” vàng (Ảnh: Phòng Hồ sơ tư liệu Công an Quảng Nam)

Người có “duyên” phá án vùng cao

Mặc dù học chuyên ngành Điều tra Trinh sát chống phản động nhưng ra trường năm 1981, ông Nguyễn Hữu Dũng lại được phân công về Đội trọng án thuộc Phòng Cảnh sát hình sự. Với vóc dáng vạm vỡ, cường tráng và kỹ năng tiếp cận đồng bào dân tộc thiểu số, hễ có án ở vùng cao là ông được lãnh đạo giao thụ lý. Từ phá án một vụ thành công, rồi như thành lệ, cứ có “án dân tộc” ông lại lên đường.

Những năm 1980-1990, từ miền xuôi lên miền cao phải đi bộ đường núi khúc khuỷu, sỏi đá đến 5-6 ngày đường mới đến được hiện trường. Vì vậy, công tác điều tra gặp muôn vàn khó khăn. Thế nhưng ông Dũng không hề ngần ngại mà lúc nào cũng hăng hái nhận nhiệm vụ. Nhờ những kiến thức nghiệp vụ được đào tạo, kinh nghiệm tích lũy từ thực tế cùng với việc am hiểu văn hóa, lối sống, tâm lý của người vùng cao nên dù án khó đến mấy ông Dũng và đổng đội cũng khám phá thành công.

Từ năm 1980 đến 1990, ông Dũng trực tiếp thụ lý chính 17 vụ án, trong đó hầu hết là “án dân tộc”. Có một vụ án khiến ông xót xa bởi hủ tục lạc hậu đã giết chết nhiều người dân vô tội. Vụ án được bắt nguồn từ chuyện tình hết sức éo le, hy hữu của đôi trai gái dân tộc Cơ-tu ở xã Trà Giác (huyện Trà My, này là huyện Bấc Trà My, tỉnh Quảng Nam). Đó là vào năm 1981, chàng trai Hồ Ngọc Thanh yêu một cô gái cùng xã. Thanh sống với mẹ, còn cha đã mất. Ngược lại, cô người yêu của Thanh thì có cha nhưng không còn mẹ.

Trong thời gian học trường nội trú ở thị trấn Trà My, đôi nam nữ này yêu thương nhau. Trong nhiều lần hò hẹn, họ đã quan hệ tình dục dẫn đến cô gái có thai. Không thể xa nhau cũng như không thể bỏ đứa trẻ, họ bàn bạc cùng nhau về xin gia đình để được lấy nhau thành vợ thành chồng. Nào ngờ đâu, chuyện trớ trêu xảy ra, mẹ của Thanh lại đang yêu và sắp lấy bố của người yêu Thanh làm chồng. Vì vậy, chuyện kết hôn của đôi nam nữ không thành. Lúc này, thông tin “ăn cơm trước kẻng” của đôi trai gái đã lan truyền khắp làng và bị dân làng “xử” theo tục lệ. Chính cậu ruột của Thanh là người ra tay kết liễu cuộc đời Thanh, còn cô người yêu của Thanh thì bị dân làng đuổi vào rừng, không cho ai chăm sóc hay cung cấp lương thực và phải tự sinh đẻ, nuôi con giữa núi rừng âm u hoang lạnh.

Sau khi được giao thụ lý vụ án tình đẫm nước mắt này, ông Dũng tức tốc lên vùng cao nắm tình hình. Điều khiến ông nhiều đêm suy nghĩ không phải là vấn đề truy tìm hung thủ mà làm sao để đồng bào hiểu và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Xót xa cho chàng trai đã mất và lo lắng cho thân phận thai phụ bị đuổi ra khỏi làng đang gặp nhiều nguy hiểm, ông Dũng quyết tâm làm tốt công tác dân vận. Kết hợp với công an xã và già làng, trưởng bản, ông vận động, giải thích với từng người trong làng. Cuối cùng kẻ gây án cũng tự ra đầu thú. Và điều ông vui mừng hơn cả là cô gái kia được trở về nhà, sau đó hạ sinh một cháu trai kháu khỉnh.

Rúng động vụ thảm sát 18 phu vàng

Dù đã 29 năm nhưng ông Dũng vẫn nhớ từng chi tiết trong vụ thảm án này. Khoảng giữa tháng 11/1986, ông xin cơ quan nghỉ phép để tổ chức cưới vợ. Sau khi cưới được 2 ngày, ông đang ở nhà thì nhận lệnh đi công tác đột xuất. Đó là nhiệm vụ phá án xảy ra ngày 11/11/1986, tại thôn Vinh, xã Tà- Bhing. Do mâu thuẫn, nhóm thanh niên người Kinh và nhóm thanh niên dân tộc thiểu số Cơ-tu đã đánh nhau. Hậu quả, 1 thanh niên Cơ-tu tử vong và 4 thanh niên Cơ-tu khác bị thương.

Sau khi vụ án xảy ra, có thông tin dân làng Cơ-tu sẽ trả thù theo hủ tục “trả đầu người” (ai giết người phải đền mạng-PV). Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ án nên ông Lê Thế Tiệm (lúc đó là Giám đốc Công an Quảng Nam-Đà Nẵng, sau này là Thứ trưởng Bộ Công an, nay đã nghỉ hưu) chọn cử ông Nguyễn Hữu Dũng thụ lý chính vụ án và đích thân ông Võ Xuân Mỹ (Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) đến nhà giao nhiệm vụ cho ông Dũng.

Sau khi tiếp cận hiện trường và lấy lời khai những người biết việc, ông Dũng và tổ công tác xác định, do mâu thuẫn trong việc đào đãi vàng mà 6 người dân ở xã Đại Lãnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) đã gây gổ đánh nhau với 5 thanh niên dân tộc Cơ- tu. Nạn nhân tử vong là anh Alung Nơ (thôn Vinh). Sau khi gây án, 6 thanh niên người Kinh cướp ba lô của các thanh niên Cơ-tu rồi trốn thoát.

Sau khi hoàn thành thủ tục khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi nạn nhân Alung Nơ, đội trọng án đang trên đường đi về thì gặp ông A Lăng Nhiên (Phó Công an huyện Giằng) hớt hơ hớt hải chạy đến. Ông Nhiên nói với vẻ mặt còn chưa hết kinh hoàng:”Có nhiều người bị giết tại núi Oi lắm”. Theo thông tin ông Nhiên cung cấp, tại núi Oi, 18 phu vàng bị dân làng thôn Vinh sát hại dã man. Đoàn công tác tức tốc về báo cáo tình hình với cấp trên.

Công an tỉnh báo cáo sự việc cho lãnh đạo tỉnh, rồi tỉnh báo cáo cho Bộ Nội vụ. Liên tục trong nhiều ngày, nhiều cuộc họp bàn, nhiều kế hoạch được lập ra. Ban chuyên án đề nghị UBND tỉnh cử ông Im (Phó Ban Dân tộc miền núi của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) và ông Đơ Hôn (là người Kinh nhưng sống chung với đồng bào dân tộc và mài răng, căng tai, lấy tên như người bản địa) nguyên là Trưởng ban Dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng đã nghỉ hưu làm cố vấn cho Ban Chuyên án.

Khi đoàn công tác vào thôn Vinh thì chí thấy toàn người già và trẻ con, còn đàn ông đã kéo nhau lên rừng.Tình hình địa phương trở nên hết sức căng thẳng và phức tạp. Không khí trả thù, báo oán, kỳ thị dân tộc đè nặng trong nhân dân. Mục tiêu mà các cấp lãnh đạo đưa ra là bằng mọi cách phải thuyết phục, vận động già làng, bí thư thôn Vinh trở về. Nhờ có hai ông Im và Đờ Hôn, đồng bào thiểu số mới cho đoàn công tác tiếp cận, nắm tình hình.

Theo kết quả điều tra, 17h ngày 11/11/1986, sau khi Alung Nơ bị đánh chết, 2 thanh niên Cơ-tu bị thương nhẹ đã tức tốc chạy về làng báo cáo với đội trưởng du kích địa phương. Cái chết của anh Alung Nơ và 4 người Cơ-tu khác bị thương đã khoét sâu mâu thuẫn giữa người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số. Sáng hôm sau, du kích thôn Vinh đã tập hợp dân làng chia thành nhiều tốp vào rừng truy lùng các phu vàng người Kinh.

Tại bãi vàng An Dương, họ bắt gặp 19 phu vàng (gồm 14 người ở thị xã Tam Kỳ, 4 người ở huyện Tiên Phước và 1 người ở Đại Lộc, đểu thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng) đang chuẩn bị ăn sáng. Họ nêu lý do rằng du kích địa phương nghi ngờ các phu vàng theo Fulrô nên mời về làng để điều tra. 19 phu vàng tưởng thật nên ngoan ngoãn theo họ về làng.

Tại đây, họ dồn các phu vàng vào một chỗ, trói hai người vào một cặp rồi cho người canh giữ. Đồng thời, họ tập hợp hết dân trong làng lại để đưa ra phương án xử lý đối với 19 phu vàng này. Có hai luồng ý kiến, một là giao cho huyện giải quyết, hai là giết 19 người theo tục “trả đầu người” ít hơn số ý kiến giao cho huyện giải quyết nhưng cuối cùng dân làng vẫn đi đến quyết định sát hại 19 phu vàng để trả thù.

6h sáng ngày 12/11/1986, nhóm người Cơ-tu thực hiện việc sát hại các phu vàng. Họ trói gập khuỷu tay từng người một rồi áp giải mọi người vào núi Oi. 3 người Cơ-tu đi đầu, nhóm phu vàng đi giữa và cuối cùng là một tốp người Cơ-tu khác. Đi được một ngày rưỡi thì một phu vàng tên là Nguyễn Văn Hòa (SN 1967, ngụ tại xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước) trốn thoát.

Theo anh Hòa kể lại, thấy nhóm người Cơ-tu nói đưa các anh về huyện nhưng lại dẫn vào rừng sâu nên anh nghi ngờ nhóm người Cơ-tu có hành vi bất minh. Dù đã được một phu vàng đi cùng trấn an nhưng trưa ngày 13/11/1986, anh Hòa nảy sinh ý định chạy trốn. Anh quyết định vứt bỏ ba lô đựng tư trang, chỉ mặc quần đùi và khi bị trói tay dẫn đi, anh cố gồng người lên để chỗ trói nới lỏng khi cơ bắp trả lại bình thường. Những lần trước, anh Hòa thường đi cuối đoàn, nhưng lần này anh đi đầu và luôn đề cao cảnh giác đối với nhóm người Cơ-tu.

Đến 17h cùng ngày, khi đến một khu vực hiểm trở, 3 người Cơ-tu cầm súng đi đầu ra hiệu cho cả đoàn dừng lại rồi đi vòng ra phía sau. Lúc này, anh Hòa đang ở vị trí đầu đoàn và anh tập trung nghe động tĩnh. Chỉ vài phút sau, anh Hòa nghe ba tiếng súng nổ từ đằng sau vọng tới và có tiếng người hô lên: “Có người chết rồi”. Biết nhóm người Cơ-tu đang ra tay sát hại phu vàng, anh Hòa nhanh chân nhảy sang bên phải và lăn vào bụi cây.

Ở khoảng cách 7m so với hiện trường, anh đã tận mắt chứng kiến cuộc thảm sát kinh hoàng. Lúc này, các phu vàng biết nhóm người Cơ-tu đang muốn sát hại họ nên mọi người cố gắng chạy về phía trước. Tiếng súng chát chúa vang lên lẫn trong tiếng kêu la thảm thiết.

thamsat phuvang baophapluat11 jpxg “Trả đầu người” trong vụ thảm sát 18 phu vàng rúng độngÔng Nguyễn Văn Hòa, người sống sót duy nhất trong vụ thảm sát

18 phu vàng năm 1986

Sau khi đã bắn hạ các phu vàng, đám người Cơ-tu sử dụng dao, mã tấu cắt lấy thủ cấp. Cảnh tượng quá khủng khiếp khiến anh Hòa không đủ can đảm nhìn nữa, vội vã tìm cách chạy trốn càng nhanh càng tốt. Vì sợ bị truy đuổi nên anh Hòa ra sức chạy, đến nửa đêm 14/11/1986 anh mới dừng lại và tìm cách cởi trói. Lúc này trên người anh Hòa chỉ độc chiếc quần đùi, không thức ăn, không nước uống, các ngả đường đều bị số người Cơ-tu bao vây truy sát. Để tồn tại và tìm đường về xuôi, ban ngày anh Hòa di chuyển theo sườn núi, buổi tối mới dám men bờ suối, đói ăn trái cây và lá chua, khát thì uống nước suối.

Sau 5 ngày 4 đêm trốn chạy trong đói khát và sợ hãi, chiều 18/11/1986, anh Hòa đến khu vực sông ốc và gặp một số phu vàng quê xã Tam Mỹ (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng). Lúc này, anh Hòa mệt lả và ngất đi. Anh em làm vàng nấu nước lá cây, đổ sữa cho anh Hòa uống một lúc sau mới tỉnh lại. Nghe anh Hòa kể lại chuyện, ai nấy đều khiếp hãi. Mọi người bàn bạc và cuốn dọn đồ đạc cùng kéo nhau về xuôi, để phòng người Cơ-tu tìm đến lấy mạng. Anh Hòa được một số anh em phu vàng đưa về Công an huyện Giằng để thông báo tình hình. Anh Hòa sau này đưa về điều trị và anh là nhân chứng sống để tố cáo hành vi của các bị cáo trong vụ thảm sát.

Ông Nguyễn Hữu Dũng cho biết, sau 2 tháng làm việc khẩn trương, ng­hiêm túc và thận trọng, đoàn công tác đã ổn định được tình hình, xóa bỏ được hận thù, hiềm khích hai vụ xung đột trên. Công an tỉnh đã nhanh chóng hoàn chỉnh hổ sơ chuyển Viện KSND cùng cấp truy tố trước pháp luật. Tháng 4/1987, TAND tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng xét xử và tuyên phạt 6 đối tượng người Đại Lãnh (vụ án giết người ngày 11/11/1986) từ 3-12 năm tù giam; 10 đối tượng người dân tộc Cơ-tu từ 5-14 năm tù giam (vụ thảm sát 18 phu vàng), 1 đối tượng được miễn tố.

Điều khiến mọi người kinh ngạc là trong phiên tòa, có bị cáo thừa nhận rằng, theo luật tục “trả đầu người” họ phải lấy đủ 100 cái đầu! Lúc này, nhiều người cho rằng, nếu như anh Hòa không chạy thoát và không trình báo cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thì thảm án này chưa chắc đã dừng lại.

1.800 Chai rượu để “xóa án” hủ tục

Sau khi vụ án kết thúc, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục cử cán bộ “nằm vùng” để tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ hủ tục, chấp hành đúng pháp luật và đoàn kết với các dân tộc. Là người trực tiếp phá án, từng ăn, từng ở với đồng bào nhiều nên ông Dũng cùng một số anh em được ban chuyên án cử ở lại sinh hoạt, tham gia lao động tại thôn Vinh gần 7 tháng trời. Trong khoảng thời gian đó, cùng với các cấp ngành liên quan, ngày ngày ông Dũng và đồng đội tuyên truyền, vận động để người dân trở về làng cũ, thuyết phục họ đưa trâu đưa bò trở vể sản xuất, ổn định đời sống.

Có một chi tiết mà hiếm có chuyên án nào ở Việt Nam và thế giới có được, đó là, sau khi tổng kết chuyên án, số chai rượu để sử dụng cho quá trình làm “khủng” như trên là bởi, mỗi lần đến với đồng bào, trong gùi hoặc trong túi của cán bộ lúc nào cũng có gần chục chai rượu. “Mình muốn tuyên truyền, giải thích hay vận động một điều gì cũng phải mời đồng bào uống rượu để hàn huyên, tâm tình thì mọi việc mới êm xuôi”, ông Dũng tâm sự.

thamsat phuvang baophapluat2 jvxm “Trả đầu người” trong vụ thảm sát 18 phu vàng rúng độngCăn nhà lụp xụp, cuộc sống nghèo khó, nên ông Hòa chưa thực hiện được ước nguyện đến thăm nhà 13 người bạn “phu” vàng bị giết.

Đây là chuyên án sau này được ghi vào sách tổng kết những chuyên án nổi bật của ngành công an, không những về tính chất kinh hoàng (18 người chết) mà được đánh giá cao bởi công tác tuyên truyền, vận động, ổn định tình hình…

Nói vể bản thân, ông Nguyễn Hữu Dũng cho biết, dù rất mê nghề đánh án nhưng tiếc thay, thời gian đánh án của ông không được dài, chỉ được gần 10 năm. Công tác đến năm 1990 thì ông bị bại liệt nửa người không rõ nguyên nhân. Sau đó, ông chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh chỉ thuyên giảm chứ không lành hẳn. Vì lý do sức khỏe này mà cuối cùng ông đành phải chia tay với nghề điều tra trong nuối tiếc. Sau đó, ông nghỉ theo chế độ bệnh binh. Hiện giờ, tiền trợ cấp bệnh binh ít ỏi nên ông phải đi làm bảo vệ ở mỏ đá để kiếm thêm thu nhập đỡ đần gia đình, ông tâm sự, ngoài đi lại khập khiễng, hễ cứ trở trời là toàn thân ông tê buốt, đau nhức.

Tuy đến nay đã xa nghề 25 năm nhưng với ông Dũng, những ngày đánh án là những kỷ niệm không thể nào quên và theo ông suốt cuộc đời. Ông kể lại từng vụ án với mong muốn, xã hội ngày càng phát triển, xóa bỏ hết các hủ tục lạc hậu, tình trạng tội phạm được khống chế và giảm dần. Qua câu chuyện đánh án của mình, ông cũng mong muốn thế hệ trinh sát, điều tra viên trẻ hôm nay tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc vủa mình.

a tzda “Trả đầu người” trong vụ thảm sát 18 phu vàng rúng động

Bài văn 2 từ được 10 điểm, bỏ 218 triệu đồng mua tờ giấy trắng

Ngoài bài văn tả người yêu có 2 từ được 10 điểm, chuyện người phụ nữ bỏ 218 triệu mua bức họa giống tờ giấy trắng cũng được cộng đồng Facebook quan tâm. Chú Gorilla ở ảnh trái từng có thời gian được…
703981 “Trả đầu người” trong vụ thảm sát 18 phu vàng rúng động

Rùng mình trước những hình phạt tra tấn phụ nữ tàn bạo nhất trong lịch sử

Thay vì trừng phạt bằng cái chết, các quốc gia thời cổ trung, cận đại đã tạo ra rất nhiều hình thức tra tấn dã man chỉ dành riêng cho phụ nữ, khiến nạn nhân từ từ chết trong đau đớn, hoặc phải chịu những di…
canhsat 1435130209490x294 tjkx “Trả đầu người” trong vụ thảm sát 18 phu vàng rúng động

Công an Việt Nam bắt giữ một mafia đầu trọc Nga khét tiếng

Đối tượng bị bắt là Volko Denis, 35 tuổi – quốc tịch Nga. Volko Denis là nghi can trong một nhóm tội phạm sử dụng súng đột nhập nhà dân ở Nga để khống chế cưỡng đoạt 389.989 rúp, tương đương 6.600 USD. Với sự…

No comments

Powered by Blogger.
Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Day cat toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung | Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc